Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Tiết 46
Ngày dạy:                                                        
Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
( Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
                                                                                       - Lí Bạch -
 A. Kết quả cần đạt
    Giúp học sinh:
1.Kiến thức
- Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lý Bạch.
- Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú ( tứ tuyệt) của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện và hình thành cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích thơ tuyệt cú Đường luật.
3. Giáo dục tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh thái độ chân thành trong tình bạn, quý trọng tình bạn.
B. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
- Học sinh:  SGK, Bài soạn.
- Máy chiếu, bài giảng điện tử.
C. Phương pháp dạy học
- Phương pháp gợi mở, phát vấn, thảo luận… phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
D/ Tiến trình dạy học.
1/.Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ, vở soạn.
3/.Giảng bài mới:
 Giới thiệu

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:
Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Em hãy đọc Tiểu dẫn trong sách giáo khoa sau đó cho biết phần Tiểu dẫn trình bày những ý chính nào về tác giả => học sinh đọc, suy nghĩ và trả lời.
- Giáo viên: tổng kết và nhấn mạnh thêm một vài ý về tác giả. ( tính cách khoáng đạt, tài hoa)


- Gv hướng dẫn cách đọc : giọng đọc buồn bâng khuâng, trong sáng, chậm rãi và đọc mẫu phần phiên âm.
- Gọi học sinh đọc: Dịch nghĩa, dịch thơ.
- Bài thơ này thuộc thể loại nào?
- Lí Bạch sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh như thế nào?
GV : Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ lớn thời Đường, sống ẩn dật, không làm quan, hơn Lí Bạch 12 tuổi. Trong cuộc đời viễn du, Lí Bạch đã kết bạn với MHN. Hai người đều coi nhau là tri âm, tri kỉ. Vì thế, khi phải chia tay MHN, LB đã viết bài thơ này và đã thể hiện một tình cảm chân thành, sâu sắc.
    Bài thơ viết về đề tài tình bạn và tống biệt, những đề tài phổ biến trong thơ Đường nhưng nó vẫn là bài thơ thuộc loại hay nhất, tiểu biểu nhất.

 - Bản dịch thơ của Ngô Tất Tố đã dịch không sát những từ ngữ nào so với nguyên tác chữ Hán?
 Gv: Từ cố nhân cho thấy tình cảm
chân thành của Lí bạch.  Bởi
vì, không phải người bạn nào
ông cũng dùng từ này mà chỉ
có những người tri âm tri kỉ.










- Gv: Do người soạn sách
không chú giải từ “ yên hoa”,
đây là từ khó nên giúp học
sinh hiểu từ yên hoa: 2 cách
hiểu:
+ cách hiểu 1:  phồn hoa, đô thi 
muốn nói Dương Châu
+  cách hiểu 2: hoa khói: muốn nói
cảnh trên sông TG. có 2 cảm nhận:
 có thể là bông hoa có thực thấp
thoáng trong sương khói hoặc
chính là sự tưởng tưởng lãng
mạn, bay bổng của LB về sương
khói phủ đầy trên dòng sông
Trường Giang như những bông
hoa vừa thực vừa ảo.

Gv: Khi đi tìm hiểu một bài thơ tuyệt cú, chúng ta có hai cách. Cách 1: đi theo cấu trúc gồm bốn phần tương ứng với bốn câu: khai, thừa, chuyển, hợp. Cách 2: chia theo cấu trúc hai phần: hai câu đầu và hai câu cuối. Ở bài thơ này, chúng ta chọn cách thứ hai.
- Gọi một học sinh đọc lại hai câu thơ đầu ở bản phiên âm.
- Đây là bài thơ viết về cuộc chia tay của Lí Bạch với người bạn của mình. Hai câu đầu là cảnh tiễn biệt giữa hai người bạn tri âm tri kỉ.
- Cảnh tiễn biệt được nhà thơ dựng lên trong những không gian, thời gian nào?
+ Lầu hoàng hạc: bờ bắc sông Trường Giang, thuộc tỉnh Hồ Bắc
+ Lầu huyền thoại: gắn liền truyền thuyết về chàng nho sinh Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng lên tiên, bay về trời
+ Lầu thơ: rất nhiều nhà thơ đã đến thăm và cất bút đề thơ.

- Từ những sự phân tích trên, em hãy nhận xét không gian, thời gian tiễn biệt ở đây như thế nào?

- Hình ảnh người bạn hiện lên trong không gian, thời gian đó như thế nào?
- GV bình: Với hình ảnh người ra đi như thế này, chúng ta đã hiểu vì sao, một bài thơ tuyệt cú có 28 chữ mà nhan đề bài thơ đã 10 chữ. Bởi vì, nhan đề dài như thế mới biểu đạt được hình ảnh MHN- một con người đẹp như bay theo truyền thuyết cánh hạc vàng ngàn xưa trong truyện cổ
- Gv: Hai câu thơ đầu, Lí Bạch thiên về kể, tường thuật lại sự việc bạn lên đường nhưng vẫn gợi cho chúng ta những liên tưởng, cảm nhận thật đẹp về cảnh tiễn biệt.
Tuy nhiên, hai câu thơ này có phải chỉ dừng ở tường thuật sự việc không? Em có cảm nhận gì về người đưa tiễn?
( gv gợi ý:
 Người Trung Quốc xưa coi “ giai thì, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng” ( nghĩa là : thời tiết đẹp, cảnh đẹp, việc hay, bạn hiền) là tứ thú. Hai câu đầu có những thú nào và không có điều thú vị nào?
Việc tái hiện tứ thú và dùng từ “ cố nhân” cho thấy tâm trạng gì của tác giả?)


- Gọi học sinh đọc lại hai câu thơ cuối ở bản phiên âm.
- Chia lớp thành hai nhóm:
+ Nhóm 1, 2: hãy tìm ra biện pháp nghệ thuật đã được nhà thơ sử dụng ở câu thơ thứ ba. Tác dung?
 + Nhóm 3, 4: Nhận xét điểm nhìn của tác giả về con thuyền của MHN ở hai câu thơ cuối. Tác dụng ?
( thảo luận nhóm: 3 phút)

Gv: MHN chọn điểm đến là Dương Châu, một thành phố phồn hoa, đô thị. Phải chăng LB cảm nhận được người bạn của mình đang muốn nhập thế và một người có tính cách phóng khoáng, thẳng thắn như MHN có phù hợp với cuộc sống chốn đô thị phồn hoa.
  Hình ảnh chiếc thuyền nổi nênh trên sông nước cũng gợi cho chúng ta về sự cảm nhận của tác giả về trôi nổi, bé nhỏ, bèo bọt của con người trước vũ trụ, cuộc sống vô tận.



- Tại sao sông Trường Giang vốn nhiều thuyền bè đi lại mà tác giả chỉ nhìn thấy con thuyền của MHN và cuối cùng chỉ là dòng sông Trường Giang?





















I/. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: (701 – 762)
* con người.
-  là con người có tính cách khoáng đạt và rất tài hoa.
-  là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, thường
được gọi “ thi tiên”.
* sự nghiệp văn học
- Thơ còn trên 1000 bài.
- Nội dung thơ : ước mơ vươn tới lý tưởng cao
cả, khát vọng giải phóng cá nhân, bất bình với hiện thực
tầm thường…
- Phong cách thơ:  hào phóng, bay bổng nhưng rất tự
nhiên, tinh tế, kết hợp cái cao cả và cái đẹp.
2. Tác phẩm
* đọc.





a). Thể loại
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- sáng tác vào năm 728 khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo
Nhiên tại lầu Hoàng hạc đến Quảng Lăng, Dương Châu.










c). Nhận xét bản dịch thơ.

- Câu 1:

+ Chữ  “ bạn” không diễn tả được hết sắc thái biểu
cảm của từ “ cố nhân” ( bạn cũ).
+ Chữ “ từ” trong nguyên tác là động từ,  có nghĩa là từ
 biệt, từ giã, chứ không phải là quan hệ từ như bản dịch
thơ.
+ Bản dịch đã bỏ qua chữ “ tây”,  trong nguyên tác Lí
Bạch đã thông báo Mạnh Hạo Nhiên từ biệt lầu Hoàng
Hạc ở phía tây để đi về phía Đông là Dương Châu.
- Câu 2: Bỏ qua thời gian tháng ba.
- Câu 3: Chưa dịch đúng chữ “ cô phàm” ( bóng buồm lẻ
loi), bỏ qua từ chỉ màu sắc của bầu trời “ biếc”
- Câu 4: Bản dịch đã thêm chữ “trông theo” trong khi
nguyên tác chỉ dùng từ “ duy kiến” ( thấy)














II. Đọc – hiểu văn bản.








1. Hai câu đầu:





* cảnh tiễn biệt:
- Không gian:
+ Lầu hoàng hạc ( nơi tiễn biệt): nằm ở phía tây, là một
thắng cảnh đẹp, lầu huyền thoại, lầu thơ, gắn kỉ niệm của
 hai người bạn.
+  Dương Châu  ( nơi bạn đến) : ở phía đông , là chốn đô
hội phồn hoa, xinh đẹp.
+ Sông Trường Giang: hùng vĩ, thơ mộng với hình ảnh
hoa khói hư ảo ,như chiếc cầu nối lầu hoàng hạc và
Dương Châu.
- Thời gian: tháng ba- mùa xuân, thời tiết đẹp trong năm.



=> Không gian, thời gian rất cụ thể , mĩ lệ, khoáng đạt
 gợi lên không khí biệt li, khung cảnh đưa tiễn đầy chất
thơ,

*  Người ra đi: một con người đẹp ra đi trong k/g, t/g đẹp
chẳng khác gì một vị tiên đang cưỡi hạc vàng trở về cõi
trời.













* Người đưa tiễn: tường thuật sự việc để thể hiện tâm
trạng.
+ cố nhân: bạn cũ, bạn tri âm tri kỉ, gợi tình cảm nhớ
thương.
+ tái hiện lại tứ thú: có ba thú hay: thời tiết đẹp, không
gian đẹp, bạn hiền mà không có việc hay: con người phải
 li biệt.
=> Sự lưu luyến, thương nhớ của Lí bạch với người bạn
tri kỉ mà sau này khó gặp lại.




2. Hai câu cuối






- Nghệ thuật đối lập:
cô phàm        > <     bích không tận
hữu hạn                          vô hạn
nhỏ bé, cô độc                rộng lớn

=>  làm nổi bật hình ảnh cánh buồm nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi của MHN và của kiếp người trước bầu trời, vũ trụ bao la, rộng lớn.
=> cảm giác cô đơn, lo lắng cho con đường đời phía
trước của bạn.







- Điểm nhìn:
Cô phàm => viễn ảnh => bích không tận => duy kiến trường giang
  nhìn rõ            mờ dần         mất hút              chỉ thấy sông TG



=> cái nhìn không còn của lí trí mà của tâm tưởng khi Lí
Bạch chỉ còn thấy con thuyền đơn độc của người bạn cứ
mờ dần, xa dần rồi biến mất, chỉ còn dòng sông Trường
Giang cùng bầu trời xanh biếc bất tận,
=> lưu luyến, nỗi buồn mênh mông trong lòng nhà thơ khi một người bạn đã thực sự rời xa.

III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tình bạn chân thành, sâu sắc của hai nhà thơ.
- Tâm sự thầm kín của nhà thơ về nhân tình thế thái.
2. Nghệ thuật
- Bút pháp chấm phá
- Tả cảnh ngụ tình.
- Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm.
IV. Luyện tập
- H/s về nhà làm phần luyện tập



2 nhận xét:

  1. Videoslots_official_video.jpg | youtube.com
    Videoslots_official_video.jpg · youtube.com · youtube.com · youtube.com · youtube.com · youtube.com · youtube.com · youtube.com · youtube to mp3 cc youtube.com · youtube.com · youtube.com.

    Trả lờiXóa
  2. Las Vegas' first new gaming casino - MJHUB
    The Las Vegas Strip will have 서산 출장마사지 its 충청북도 출장마사지 first new gaming casino, as part 시흥 출장마사지 of a $25 million Casino 밀양 출장샵 mogul 성남 출장샵 Steve Wynn has said the company is building its first

    Trả lờiXóa