Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Tiết 46
Ngày dạy:                                                        
Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
( Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
                                                                                       - Lí Bạch -
 A. Kết quả cần đạt
    Giúp học sinh:
1.Kiến thức
- Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lý Bạch.
- Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú ( tứ tuyệt) của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện và hình thành cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích thơ tuyệt cú Đường luật.
3. Giáo dục tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh thái độ chân thành trong tình bạn, quý trọng tình bạn.
B. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
- Học sinh:  SGK, Bài soạn.
- Máy chiếu, bài giảng điện tử.
C. Phương pháp dạy học
- Phương pháp gợi mở, phát vấn, thảo luận… phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
D/ Tiến trình dạy học.
1/.Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ, vở soạn.
3/.Giảng bài mới:
 Giới thiệu

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:
Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Em hãy đọc Tiểu dẫn trong sách giáo khoa sau đó cho biết phần Tiểu dẫn trình bày những ý chính nào về tác giả => học sinh đọc, suy nghĩ và trả lời.
- Giáo viên: tổng kết và nhấn mạnh thêm một vài ý về tác giả. ( tính cách khoáng đạt, tài hoa)


- Gv hướng dẫn cách đọc : giọng đọc buồn bâng khuâng, trong sáng, chậm rãi và đọc mẫu phần phiên âm.
- Gọi học sinh đọc: Dịch nghĩa, dịch thơ.
- Bài thơ này thuộc thể loại nào?
- Lí Bạch sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh như thế nào?
GV : Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ lớn thời Đường, sống ẩn dật, không làm quan, hơn Lí Bạch 12 tuổi. Trong cuộc đời viễn du, Lí Bạch đã kết bạn với MHN. Hai người đều coi nhau là tri âm, tri kỉ. Vì thế, khi phải chia tay MHN, LB đã viết bài thơ này và đã thể hiện một tình cảm chân thành, sâu sắc.
    Bài thơ viết về đề tài tình bạn và tống biệt, những đề tài phổ biến trong thơ Đường nhưng nó vẫn là bài thơ thuộc loại hay nhất, tiểu biểu nhất.

 - Bản dịch thơ của Ngô Tất Tố đã dịch không sát những từ ngữ nào so với nguyên tác chữ Hán?
 Gv: Từ cố nhân cho thấy tình cảm
chân thành của Lí bạch.  Bởi
vì, không phải người bạn nào
ông cũng dùng từ này mà chỉ
có những người tri âm tri kỉ.










- Gv: Do người soạn sách
không chú giải từ “ yên hoa”,
đây là từ khó nên giúp học
sinh hiểu từ yên hoa: 2 cách
hiểu:
+ cách hiểu 1:  phồn hoa, đô thi 
muốn nói Dương Châu
+  cách hiểu 2: hoa khói: muốn nói
cảnh trên sông TG. có 2 cảm nhận:
 có thể là bông hoa có thực thấp
thoáng trong sương khói hoặc
chính là sự tưởng tưởng lãng
mạn, bay bổng của LB về sương
khói phủ đầy trên dòng sông
Trường Giang như những bông
hoa vừa thực vừa ảo.

Gv: Khi đi tìm hiểu một bài thơ tuyệt cú, chúng ta có hai cách. Cách 1: đi theo cấu trúc gồm bốn phần tương ứng với bốn câu: khai, thừa, chuyển, hợp. Cách 2: chia theo cấu trúc hai phần: hai câu đầu và hai câu cuối. Ở bài thơ này, chúng ta chọn cách thứ hai.
- Gọi một học sinh đọc lại hai câu thơ đầu ở bản phiên âm.
- Đây là bài thơ viết về cuộc chia tay của Lí Bạch với người bạn của mình. Hai câu đầu là cảnh tiễn biệt giữa hai người bạn tri âm tri kỉ.
- Cảnh tiễn biệt được nhà thơ dựng lên trong những không gian, thời gian nào?
+ Lầu hoàng hạc: bờ bắc sông Trường Giang, thuộc tỉnh Hồ Bắc
+ Lầu huyền thoại: gắn liền truyền thuyết về chàng nho sinh Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng lên tiên, bay về trời
+ Lầu thơ: rất nhiều nhà thơ đã đến thăm và cất bút đề thơ.

- Từ những sự phân tích trên, em hãy nhận xét không gian, thời gian tiễn biệt ở đây như thế nào?

- Hình ảnh người bạn hiện lên trong không gian, thời gian đó như thế nào?
- GV bình: Với hình ảnh người ra đi như thế này, chúng ta đã hiểu vì sao, một bài thơ tuyệt cú có 28 chữ mà nhan đề bài thơ đã 10 chữ. Bởi vì, nhan đề dài như thế mới biểu đạt được hình ảnh MHN- một con người đẹp như bay theo truyền thuyết cánh hạc vàng ngàn xưa trong truyện cổ
- Gv: Hai câu thơ đầu, Lí Bạch thiên về kể, tường thuật lại sự việc bạn lên đường nhưng vẫn gợi cho chúng ta những liên tưởng, cảm nhận thật đẹp về cảnh tiễn biệt.
Tuy nhiên, hai câu thơ này có phải chỉ dừng ở tường thuật sự việc không? Em có cảm nhận gì về người đưa tiễn?
( gv gợi ý:
 Người Trung Quốc xưa coi “ giai thì, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng” ( nghĩa là : thời tiết đẹp, cảnh đẹp, việc hay, bạn hiền) là tứ thú. Hai câu đầu có những thú nào và không có điều thú vị nào?
Việc tái hiện tứ thú và dùng từ “ cố nhân” cho thấy tâm trạng gì của tác giả?)


- Gọi học sinh đọc lại hai câu thơ cuối ở bản phiên âm.
- Chia lớp thành hai nhóm:
+ Nhóm 1, 2: hãy tìm ra biện pháp nghệ thuật đã được nhà thơ sử dụng ở câu thơ thứ ba. Tác dung?
 + Nhóm 3, 4: Nhận xét điểm nhìn của tác giả về con thuyền của MHN ở hai câu thơ cuối. Tác dụng ?
( thảo luận nhóm: 3 phút)

Gv: MHN chọn điểm đến là Dương Châu, một thành phố phồn hoa, đô thị. Phải chăng LB cảm nhận được người bạn của mình đang muốn nhập thế và một người có tính cách phóng khoáng, thẳng thắn như MHN có phù hợp với cuộc sống chốn đô thị phồn hoa.
  Hình ảnh chiếc thuyền nổi nênh trên sông nước cũng gợi cho chúng ta về sự cảm nhận của tác giả về trôi nổi, bé nhỏ, bèo bọt của con người trước vũ trụ, cuộc sống vô tận.



- Tại sao sông Trường Giang vốn nhiều thuyền bè đi lại mà tác giả chỉ nhìn thấy con thuyền của MHN và cuối cùng chỉ là dòng sông Trường Giang?





















I/. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: (701 – 762)
* con người.
-  là con người có tính cách khoáng đạt và rất tài hoa.
-  là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, thường
được gọi “ thi tiên”.
* sự nghiệp văn học
- Thơ còn trên 1000 bài.
- Nội dung thơ : ước mơ vươn tới lý tưởng cao
cả, khát vọng giải phóng cá nhân, bất bình với hiện thực
tầm thường…
- Phong cách thơ:  hào phóng, bay bổng nhưng rất tự
nhiên, tinh tế, kết hợp cái cao cả và cái đẹp.
2. Tác phẩm
* đọc.





a). Thể loại
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- sáng tác vào năm 728 khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo
Nhiên tại lầu Hoàng hạc đến Quảng Lăng, Dương Châu.










c). Nhận xét bản dịch thơ.

- Câu 1:

+ Chữ  “ bạn” không diễn tả được hết sắc thái biểu
cảm của từ “ cố nhân” ( bạn cũ).
+ Chữ “ từ” trong nguyên tác là động từ,  có nghĩa là từ
 biệt, từ giã, chứ không phải là quan hệ từ như bản dịch
thơ.
+ Bản dịch đã bỏ qua chữ “ tây”,  trong nguyên tác Lí
Bạch đã thông báo Mạnh Hạo Nhiên từ biệt lầu Hoàng
Hạc ở phía tây để đi về phía Đông là Dương Châu.
- Câu 2: Bỏ qua thời gian tháng ba.
- Câu 3: Chưa dịch đúng chữ “ cô phàm” ( bóng buồm lẻ
loi), bỏ qua từ chỉ màu sắc của bầu trời “ biếc”
- Câu 4: Bản dịch đã thêm chữ “trông theo” trong khi
nguyên tác chỉ dùng từ “ duy kiến” ( thấy)














II. Đọc – hiểu văn bản.








1. Hai câu đầu:





* cảnh tiễn biệt:
- Không gian:
+ Lầu hoàng hạc ( nơi tiễn biệt): nằm ở phía tây, là một
thắng cảnh đẹp, lầu huyền thoại, lầu thơ, gắn kỉ niệm của
 hai người bạn.
+  Dương Châu  ( nơi bạn đến) : ở phía đông , là chốn đô
hội phồn hoa, xinh đẹp.
+ Sông Trường Giang: hùng vĩ, thơ mộng với hình ảnh
hoa khói hư ảo ,như chiếc cầu nối lầu hoàng hạc và
Dương Châu.
- Thời gian: tháng ba- mùa xuân, thời tiết đẹp trong năm.



=> Không gian, thời gian rất cụ thể , mĩ lệ, khoáng đạt
 gợi lên không khí biệt li, khung cảnh đưa tiễn đầy chất
thơ,

*  Người ra đi: một con người đẹp ra đi trong k/g, t/g đẹp
chẳng khác gì một vị tiên đang cưỡi hạc vàng trở về cõi
trời.













* Người đưa tiễn: tường thuật sự việc để thể hiện tâm
trạng.
+ cố nhân: bạn cũ, bạn tri âm tri kỉ, gợi tình cảm nhớ
thương.
+ tái hiện lại tứ thú: có ba thú hay: thời tiết đẹp, không
gian đẹp, bạn hiền mà không có việc hay: con người phải
 li biệt.
=> Sự lưu luyến, thương nhớ của Lí bạch với người bạn
tri kỉ mà sau này khó gặp lại.




2. Hai câu cuối






- Nghệ thuật đối lập:
cô phàm        > <     bích không tận
hữu hạn                          vô hạn
nhỏ bé, cô độc                rộng lớn

=>  làm nổi bật hình ảnh cánh buồm nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi của MHN và của kiếp người trước bầu trời, vũ trụ bao la, rộng lớn.
=> cảm giác cô đơn, lo lắng cho con đường đời phía
trước của bạn.







- Điểm nhìn:
Cô phàm => viễn ảnh => bích không tận => duy kiến trường giang
  nhìn rõ            mờ dần         mất hút              chỉ thấy sông TG



=> cái nhìn không còn của lí trí mà của tâm tưởng khi Lí
Bạch chỉ còn thấy con thuyền đơn độc của người bạn cứ
mờ dần, xa dần rồi biến mất, chỉ còn dòng sông Trường
Giang cùng bầu trời xanh biếc bất tận,
=> lưu luyến, nỗi buồn mênh mông trong lòng nhà thơ khi một người bạn đã thực sự rời xa.

III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tình bạn chân thành, sâu sắc của hai nhà thơ.
- Tâm sự thầm kín của nhà thơ về nhân tình thế thái.
2. Nghệ thuật
- Bút pháp chấm phá
- Tả cảnh ngụ tình.
- Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm.
IV. Luyện tập
- H/s về nhà làm phần luyện tập



Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ

Tiết 57:
Ngày soạn:
Đọc văn:
BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ
-Trương Hán Siêu -
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
-                     Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định với sự nghiệp cứu nước.
-                     Thấy được những đặc điểm cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, đồng thời thấy được những đặc sắc nghệ thuật của Phú sông Bạch Đằng.
-                     Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử.
B. Phương tiện thực hiện
- Sgk, Sgv.
- Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo.
C. Cách thức tiến hành
- Gv sử dụng một số phương pháp để tổ chức giờ dạy -học như: đọc sáng tạo, gợi mở, phát vấn, thảo luận…
D. Tiến trình giờ dạy-học
1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ
a). Ổn định tổ chức lớp
b). Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
- Giới thiệu bài:
  Với 2/3 diện tích đất nước là những con sông, Việt Nam trở thành đất nước của những dòng sông. Những dòng sông đó đã gắn bó với bao thế hệ con người Việt Nam và đã đi vào những trang sử  vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Và một trong số đó là con sông lịch sử, con sông huyền thoại Bạch Đằng. Con sông với bao chiến công hiển hách đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao thế hệ thi nhân mà Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu là một trong những sáng tác đầu tiên và thành công nhất.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát
- Em hãy đọc phần Tiểu dẫn trong sgk và trình bày những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu.
HS dựa vào sgk để trả lời cá nhân.
+ BĐgp được viết bằng cảm xúc của người trong cuộc từng tham gia vào cuộc chiến đấu và cả những ngày tháng hòa bình của đn sau đó. Tác giả hiểu hết về ý nghĩa, giá trị và hoài niệm sâu sắc về dòng sông BĐ.

- Dòng sông Bạch Đằng có ý nghĩa, vị trí như thế nào trong lịch sử và văn học dân tộc?
Gv: Khi nhận định về dòng sông BĐ, Vũ Khắc Tiệp đã nhận xét “ Đã bao phen máu chảy đầy sông, thật là một chốn quan hà rất vẻ vang, chói lọi trong lịch sử của nước nhà”. Dòng sông này đã đi vào thơ ca và nhiều nhà thơ đã để lại cho Vhdt những áng thơ bất hủ.

- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Cảm hứng chính của tác giả khi viết bài thơ?




- Bài thơ thuộc thể loại nào?
- Hãy nêu những hiểu biết của em về thể phú nói chung và thể phú cổ thể.
Gv: Ngoài phú cổ thể, phú còn một loại là phú Đường luật, được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc. Thể loại phú thường mượn hình thức “ chủ- khách đối đáp” để bày tỏ nội dung, tình cảm của người viết. Bài thơ BĐGP cũng như vậy.
- Bài phú được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần.








Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
* Đọc: gọi hai học sinh đọc lời của khách và của các bô lão.
* Tìm hiểu bài thơ
GV: Bài thơ được cấu tứ theo hình thức đối đáp “ chủ - khách” nên có 2 hình tượng nổi bật: htg nhân vật khách và hình tượng các bô lão.



Đọc từ đầu …thuyền bơi một chiều.
- Em hãy nhân xét về không gian và thời gian mà tác giả nhắc đến trong đoạn đầu bài phú?




- Không gian và thời gian đó góp phần thể hiện điều gì về tư thế, tầm vóc, tâm hồn nhân vật khách?





- Nhân vật khách muốn học theo thú tiêu dao của ai và trong suốt chặng đường du ngoạn quyết định chọn điểm dừng ở đâu?
Điều này cho thấy khách dạo chơi, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên còn nhằm mục đích gì?
GV: Vì có hoài bão lớn như vậy, dù đã đặt chân và hiểu biết khá nhiều về nhiều vùng đất khác nhau nhưng khách vẫn khẳng định “ Đầm Vân Mộng chứa vào trăm trong dạ cũng nhiều - Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.
 Tâm hồn của nhân vât khách hiện lên trong đoạn đầu của bài phú vừa có tâm hồn của một nghệ sĩ lại vừa có hào khí của người tráng sĩ.


- Hình ảnh BĐ hiện lên như thế nào trong con mắt nhìn của Khách?
Gv:Cái nhìn về quá khứ, về chiến trường xưa từng diễn ra trên dòng sông BĐ là một chốn tử địa với biết bao con người. đã làm cho cảnh hiện lên hoàn toàn khác và tâm trạng của khách cũng đột ngột thay đổi.
- Có nhận xét gì vế tâm trạng của nhân vật khách?
Hs phân tích, suy luận và trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung nhau.
GV:  Nhân vật khách ở đây được tác giả thổi hồn vào trở thành con người sinh động. Vừa có tính cách mạnh mẽ đồng thời là kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài trước thiên nhiên, chiến tích.

-  Các bô lão đã xuất hiện với tư cách gì?
(Biết đâu trong số họ có người đã từng tham gia, từng hưởng không khí hào hùng khi xưa.)
- Các bô lão kể cho khách nghe điều gì?

- Tác giả dùng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật gì khi khắc hoạ bối cảnh và không khí chiến trường? Tác dụng của chúng



( Chiến trường dữ dội, gay go, quyết liệt giữa hai bên đến mức tưởng như tối sầm, mù mịt cả mặt đất, bầu trời lây chuyển đổi màu)
( sự thua cuộc của kẻ thù có khác gì sự thua cuộc của những đội quân hùng mạnh, tan ác trong lịch sử của Trung Quốc).



(- chiến thắng này như cuộc sinh nở vĩ đại lần thứ hai của vũ trụ để sáng tạo ra đất nước Việt Nam)
- Đọc đoạn 3 và cho biết theo các bô lão trong các yếu tố: địa thế sông núi, con người nhân tố nào quyết định đến thắng lợi Bạch Đằng?
(tầm vóc của con người được nhân lên trong nghệ thuật khoa trương, phóng đại và so sánh THĐ với những vị tướng tài ba của lịch sử TQ: Lã Vọng, Hàn tín…)

- Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của khách nhằm khẳng định điều gì?



Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
- Gv hướng dẫn cho HS khái quát những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài phú.







Hoạt động 4: Luyện tập
Gv định hướng, gợi ý để HS về nhà làm bài tập 2. sgk.

Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò
Gv củng cố cho HS phần kiến thức trọng tâm của bài.
Gv dặn dò HS những công việc cụ thể về nhà.

I. Giới thiệu chung
1. Tác giả (?- 1354)
- tự là Thăng Phủ, người Phúc Thành, Yên Ninh (thị xã Ninh Bình).
- Ông đã từng là một vị tướng, tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống giặc Nguyên Mông.
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, đựoc các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. 
2. Dòng sông Bạch Đằng
- Nơi ghi dấu nhiều chiến công đánh giặc cứu nước của dân tộc ta.
-  Văn học dân tộc có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài sông Bạch Đằng.




3. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời và cảm hứng sáng tác
- Viết vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thằng lợi khi tác giả có dịp du ngoạn trên dòng sông BĐ.
- Cảm hứng: tự hào, hoài niệm, nhớ tiếc về một thời vẻ vang của dân tộc.
b. Thể loại.
- Phú cổ thể, mượn hình thức “ chủ ( bô lão địa phương )- khách đối đáp” để bày tỏ, diễn đạt nội dung, tình cảm của người viết.
( bài thơ bắt đầu bằng hình tượng nhân vật “ khách- nhà thơ, sau đó là sự xuất hiện của các bô lão đối đáp cùng khách về dòng sông BĐ.)


c. Bố cục: 4 phần
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Dấu vết luống còn lưu”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật khách.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “chừ lệ chan”: Lời các bô lão về những chiến công lịch sử trên dòng BĐ và nguyên nhân chiến tháng
- Đoạn 3: phần còn lại: Lời ca của bô lão, khách khẳng định vai trò và đức độ của con người.
II. Đọc - hiểu văn bản







1. Hình tượng nhân vật khách ( là tác giả): phần I.
a. Tầm vóc, vẻ đẹp tâm hồn.
- Không gian: rộng lớn, bốn phương với sông hồ, những vùng đất đẹp, nổi tiếng của Trung Quốc như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ…và Việt Nam: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng…
  Thời gian: liên tục sớm chiều, mải miết hết ngày qua tháng.
-> Khách hiện lên là con người có tâm hồn phóng khoáng, tự do, theo con thuyền thơ mải miết du ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên khắp nơi.
  Nâng tầm vóc khách sánh ngang cùng vũ trụ ( con người hiện ra trong tư thế hoàn toàn chủ động ngang dọc, tung hoành khắp đất trời)
- Học thú tiêu dao của Tử Trường ( Tư Mã Thiên – sử gia TQ)
 Chọn điểm dừng du ngoạn: sông BĐ
=> có hoài bão lớn lao khi ngao du sơn thuỷ để tìm hiểu lịch sử của đất nước. ( trở về với lịch sử, văn hoá của dân tộc.)









b.Tâm trạng, cảm xúc khi đứng trước sông BĐ
- Sông Bạch Đằng :
+  thơ mộng, hùng vĩ: thướt tha đuôi trĩ một màu, bát ngát sóng kình… ( cảnh thực)
+  ảm đạm, tiêu điều, lạnh lẽo, đìu hiu của cõi chiến trường xưa: bờ lau san sát… ( cảnh mang tính hồi tưởng)


=> đứng lặng giờ lâu, buồn đau, tiếc nuối về quá khứ oanh liệt của dân tộc giờ chỉ còn ghi dấu vết.




2. Các bô lão đến
- Xuất hiện với tư cách như là đại diện của nhân dân địa phương, là chứng nhân của một thời kì lịch sử hào hùng.


-  Kể cho khách nghe về những chiến thắng vĩ đại xưa của quân dân ta trên dòng sông Bạch Đằng
- Biện pháp:
+ Liệt kê những sự kiện kì tích trùng điệp: Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô Chúa phá Hoằng Thao
+ Từ ngữ khoa trương, phóng đại: tinh kì phấp phới, hùng hổ, ánh nhật nguyệt phải mờ, bầu trời sắp đổi…
+ So sánh, chọn lọc những hình ảnh, điển tích để diễn sự thất bại của giặc: Trận Xích Bích, Hợp Phì, ca ngợi tài trí con người nhà Trần “ như Vương Sư họ Lã, họ Hàn)
-> + chiến trường xưa hiện lên thật sống động với bối cảnh, không khí hoàng tráng, gay go, quyết liệt
    + => ca ngợi chiến thắng vĩ đại của quân dân nhà Trần đặt những trận thủy chiến BĐ, con người nhà Trần ngang tầm những chiến công oanh liệt nhất, những bậc tài trí của lịch sử TQ


- Lời bình luận của các bô lão:

+ nhấn mạnh con người có vai trò quyết định trong chiến thắng BĐ
+ khẳng định tầm vóc và tài năng của con người, đặc biệt là Trần Hưng Đạo.

3. Lời ca của các bô lão và khách

- khẳng định chân lí muôn thưở, vĩnh viễn : bất nghĩa tiêu vong, các anh hùng có lòng nhân và đức cao lưu danh nghìn thu, vĩnh hằng.
- khát vọng hoà bình trên khắp đất nước
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung
- Cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc
- Cảm hứng nhân văn: thái độ trân trọng quá khứ, triết lí về sự trường tồn của con người có nhân.
2. Giá trị nghệ thuật
- Đây là đỉnh cao của phú trung đại Việt Nam: Cấu tứ giản dị, hấp dẫn; bố cục chặt chẽ; nghệ thuật khoa trương, phóng đại, hình ảnh độc đáo, sinh động.
IV. Luyện tập


V. Củng cố, dặn dò
- Đặc điểm của thể phú.
- Hình tượng nhân vật khách.
- Hình tượng nhân vật các bô lão.
- Lời ca của nhân vật bô lão và khách ở cuối bài.
- Giá trị của bài phú.
- Học sinh về nhà học và soạn bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
E. Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………